The Pedestrian – Điều mà người viết cực kỳ tâm đắc về các tựa game indie là sự sáng tạo trong phong cách lẫn lối chơi mà ở đó luôn tràn đầy những bất ngờ không theo khuôn khổ của đại chúng, đặc biệt nhất là ở thể loại giải đố. Tựa game gần đây nhất có áp dụng lối chơi vô cùng thú vị tập trung vào việc xoay bản đồ để giải đố là Carto, khiến người viết không ít lần phải nhức óc tìm đường nhưng vẫn vô cùng hào hứng vì sự mới lạ mà nó mang lại. Nay, người viết lại được tiếp tục trải nghiệm với The Pedestrian – tựa game giải đố đến từ hãng Skookum Arts mang đến nhiều điều thú vị bất ngờ hơn thế nữa.
The Pedestrian không có lời dẫn truyện, chỉ để người chơi tự ngẫm về những gì đang xảy ra trong cánh gà. Người chơi ban đầu sẽ được lựa chọn một hình tượng nhân vật nam hoặc nữ, sau đó nhanh chóng bước vào cuộc hành trình giải đố xuyên qua nhiều bối cảnh thành phố đa dạng, có phần thơ mộng và sầm uất. Và rồi lối chơi của The Pedestrian sẽ nhanh chóng mang tới niềm vui ngay từ lúc đó, bạn bị thu hút từ lúc nào không hay. Lối chơi và cách giải đố chính của game xoay quanh việc lắp các mảnh giấy và tạo sự liên kết với nhau nhằm mở đường đi cho nhân vật chính. Việc này tưởng chừng dễ nhưng lại đòi hỏi tinh mắt và tính suy luận logic rất cao để có thể hoàn thành và qua màn.
Lối chơi và cách giải đố chính của game xoay quanh việc lắp các mảnh giấy và tạo sự liên kết với nhau nhằm mở đường đi cho nhân vật chính Tại mỗi tờ giấy, nếu sắp xếp sai thò người chơi sẽ bị đưa trở lại vạch xuất phát. Từ đó, nhà phát triển lại càng tạo thêm nhiều biến tấu như đôi khi người chơi buộc phải lắp đường trong trạng thái không thể di chuyển các mảnh giấy, hay phải lặp qua lặp lại các tuyến đường… Nhờ vậy, các màn giải đố trở nên thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Có một điểm khá là hay ho của The Pedestrian, đó là trò chơi áp dụng khái niệm “open hub” cho nhiều màn chơi “nhỏ nhưng không nhỏ” của mình. Ví như sau khi đi ngang qua vài câu đố nhỏ xí xi trong thành phố, người chơi sẽ được tới một phân đoạn “rẽ nhánh” cho phép chọn lối nào trước cũng được mà không bị đẩy vào một trật tự định sẵn. Miễn là thu thập đủ đồ, còn lại muốn đi hướng A trước rồi C sau, hay B trước rồi D sau đều được.
Việc không sắp đặt các câu đố tuyến tính giúp người chơi tạm thời “gác kiếm” câu đố khó trước mắt, và thực hiện câu đố khác nhằm thư giãn đầu óc và bớt chán khi bị “bí”. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có vài màn chơi lớn buộc người chơi vẫn phải bám theo sự tuyến tính nhất định nhằm giữ được nhịp độ xuyên suốt, sau đó trò chơi vẫn nhả ra vừa đủ để người chơi tiếp tục tự do xử lý các tình huống mà mình gặp phải. Cách sắp xếp và mật độ dàn trải các câu đố của The Pedestrian rất nhịp nhàng, có lên có xuống và biết giãn ra để người chơi không bị quá ngợp.
Điểm khá đáng khen là The Pedestrian mang thêm nhiều yếu tố mới về sau cuộc hành trình khi biết người chơi bắt đầu cảm nhận được dấu hiệu lặp lại của các màn giải đố. Ban đầu chỉ là sắp xếp bản đồ, nối dây kết nối, nhưng về sau bạn còn phải “xuyên không”, “giữ trạng thái” hoặc thậm chí phải canh thời gian bay tới lui để tránh bẫy nhằm tới đích mà không phải bị “reset” lại màn giải đố. Nền tảng đồ họa cũng là một điểm khá đáng khen khác. The Pedestrian tuy không sở hữu các vân bề mặt “siêu thực”, hay các hiệu ứng đồ họa quá thời thượng khác, nhưng trò chơi sở hữu chỉ đạo nghệ thuật tốt, biết cách đánh sáng, tạo điểm nhấn và các tông màu phù hợp để làm dịu mắt người chơi, một phần khác giúp ta tập trung một cách thư giãn nhất có thể.
Trang chủ: https://go88.blog