Warhammer 40000 Battlesector game chien thuat

Battlesector – Với những ai nằm trong giới mộ điệu game cờ bàn (tabletop) ở Việt Nam, chắc chắn đều biết đến cái tên Warhammer 40,000, game chiến thuật mô hình sa bàn nổi tiếng, với thế giới lẫn cốt truyện được sử dụng liên tục để dựng lên các tựa game trải dài từ hành động như Warhammer 40,000: Space Marine, chiến thuật thời gian thực như dòng Warhammer 40,000: Dawn of War, hành động pha lẫn chiến thuật theo lượt như dòng Space Hulk và nhiều dạng game khác. Với một lịch sử các dòng game trải rộng và dài như thế, việc ra mắt của tựa game Warhammer 40.000: Battlesector cũng chẳng có gì là lạ.

Điều khác biệt của tựa game trên so với các tựa game Warhammer 40,000 trước đó chính là việc đây là trò chơi đầu tiên lấy bối cảnh thế giới Warhammer ở thiên niên kỷ thứ 42, tức giai đoạn từ năm 41,000 đến 41,999 về sau. Nếu như các tựa game trước đó chỉ gói gọn cốt truyện trong những năm cuối của thiên niên kỷ thứ 40 của thế giới Warhammer, thời điểm mà đế chế loài người hùng mạnh đang bị bủa vây bởi thù trong giặc ngoài, thì Warhammer 40,000: Battlesector mạnh dạn mở đường cho một kỷ nguyên mới của dòng game Warhammer gạo cội. Liệu rằng quyết định này có sáng suốt khi mà “nguyên liệu” làm game vẫn còn khá mới mẻ?

broken image

Là một tựa game chiến thuật theo lượt, bản đồ game là một tập hợp của những khối vuông, người chơi điều khiển các nhóm lính của mình trên bản đồ bằng việc nhấn vào các ô vuông, xác định chiến thuật và tấn công kẻ thù. Về cơ bản, lối chơi được lấy cảm hứng từ phiên bản Warhammer 40,000 cờ bàn khá là nhiều. Warhammer 40.000: Battlesector chỉ đơn giản hóa nó bằng cách giấu đi những bài toán, công thức tính độ chính xác, lẫn mục tiêu vào hệ thống game. Với lối chơi dựa phần lớn vào “ông lớn” game sa bàn Warhammer 40,000, trò chơi đã có một nền móng vững chắc, Warhammer 40,000: Battlesector đem đến một trải nghiệm chiến thuật theo lượt với phong cách sa bàn gần như hoàn hảo.

Điểm xuyến vào đó là những yếu tố riêng biệt như cơ chế Momentum, hệ thống nâng cấp kỹ năng cho quân đặc biệt hay chế độ Overwatch, Reaction. Đây là gì và có ảnh hưởng thế nào đến lối chơi của game? Di chuyển lính, xài điểm Action để tấn công, phòng thủ hay sử dụng kỹ năng đặc biệt, bố trí đội hình để triệt hạ địch nhanh nhất, tất cả những yếu tố này đều đã có mặt trong các tựa game theo lượt đội hình khác. Tuy nhiên, khi những chi tiết cơ bản này lồng vào phong cách thiết kế màn chơi, cộng với hệ thống kỹ năng của các đơn vị lính đưa ra nhiều lựa chọn chiến thuật, tạo ra giá trị chơi đáng giá.

Tính năng momentum khuyến khích người chơi di chuyển đơn vị và tiến về phía trước, tìm diệt kẻ địch. Càng tiêu diệt nhiều, càng sát thương nhiều thì điểm momentum sẽ càng tăng lên. Điểm momentum tăng sẽ giúp cho quân lực có khả năng sử dụng thêm một lượt hành động (Action Point), sử dụng kỹ năng mạnh hơn hay khả năng ra đòn chí mạng cao hơn. Thay vì ngồi chờ đối phương đến, game cổ vũ lối tấn công dồn dập cũng chính là chiêu thức phòng thủ mạnh mẽ nhất. Tất nhiên, người chơi có thể phớt lờ cơ chế này mà vẫn có thể phá đảo game

Tuy vậy, ở những cấp độ khó hơn, đòi hỏi suy tính kỹ lưỡng thì việc áp dụng momentum vào sơ đồ chiến thuật của người chơi là chìa khóa quyết định thắng lợi ở những màn chơi khó nhằn. Cảm giác “đã” khi thực hiện xong một nhiệm vụ, hay điều quân tiêu diệt địch đem lại khi tận dụng cơ chế momentum là một cảm giác khó quên khi chơi game. Tất nhiên, game cũng có những lựa chọn dành cho game thủ yêu thích lối “phòng thủ – phản công” qua hệ thống Overwatch quen thuộc. Nhưng đây là một game dựa trên thế giới Warhammer 40.000, việc ngồi chờ địch đến và cố thủ là việc không tưởng.

Trang chủ: https://go88.blog