Eastward Pixpil Nintendo Switch Game

Eastward – Nhiều năm gần đây, “hậu tận thế” có vẻ như là một đề tài rất thịnh hành trong giới giải trí – dù đó là phim ảnh, sách vở hay thậm chí là cả game. Dường như việc nhân loại đang từng bước bào mòn sinh mệnh của Mẹ Thiên Nhiên và đi đến bước đường cùng là một kết quả tất yếu quá hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy được – thế nên cái đề tài dạng “điềm báo” này sẽ cho người ta thỏa sức tưởng tượng rằng “sau đó thì sẽ thế nào”. Thông qua phim ảnh và video, thông thường “hậu tận thế” thường gắn liền với những hình tượng kinh điển như phần lớn dân số thế giới chết đi, các thành phố trở nên hoang tàn đổ nát, thiên nhiên bị sa mạc hóa khô cằn, các loài quái vật hay xác sống đi lềnh khênh đầy đường…

Ở đó, những người “may mắn” còn sống sót lại phải vật vã để duy trì sinh mạng lay lắt hằng ngày với sự thiếu thốn về lương thực, thuốc men… Vì vậy, khi một tựa game có một cái nhìn tươi sáng hơn về đề tài “hậu tận thế”, kiểu lạc quan một cách thực tế rằng “sau cơn mưa trời lại sáng” như Eastward (do studio Pixpil phát triển)ra mắt, nó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới yêu game từ khi lần đầu được công bố. Được “tinh tuyển” và phát hành bởi Chucklefish, hãng game “bậc thầy” chuyên trị thể loại đồ họa pixel-art chất lượng cao cùng nhiều siêu phẩm dưới tay như Wargroove và Pathway, dĩ nhiên Eastward sở hữu nền đồ họa xuất sắc là lẽ đương nhiên.

broken image

Chucklefish từ xưa đến nay đã là “tay tổ” trong mảng game pixel-art, vì vậy không có gì lạ khi dù với tư cách nhà phát hành, hãng cũng cực kỳ “bén duyên” với những nhà phát triển “đồng tông, đồng phái” như Pixpil. Với mật độ pixel rất cao nhưng dừng lại vừa đủ để không biến thành game HD, Eastward sở hữu cho mình một “bộ cánh” đồ họa cực kỳ ấn tượng. Với tông màu vừa đủ tươi sáng mà không quá bắt mắt, hòa trong một tông trầm nhàn nhạt tựa như ánh nắng yếu ớt cuối ngày, Eastward mang người chơi vào một thế giới hậu tận thế của riêng mình, mà dường như là “độc nhất vô nhị”.

Với Eastward, yếu tố “hậu tận thế” được thể hiện không tàn khốc hay hoang tàn như thường thấy, mà nó nằm trong những chi tiết được bố trí một cách ý nhị, khéo léo xuyên suốt cả tựa game. Đấy có thể là việc loài người bây giờ cư trú ở bất cứ nơi nào có thể – từ hầm mỏ bỏ hoang cho đến các khoảnh đất nơi bìa rừng, đấy cũng có thể là sự thiếu vắng các tòa nhà hiện đại mà thay vào đó là người ta sống trong những chiếc xe bus cũ, hoặc đó là sự bùng phát đến diệu kỳ của các khoảng xanh thiên nhiên do từ lâu đã không có bàn tay phá hoại của loài người.

Điểm nhấn sáng tạo nhất nơi Eastward, đó chính là việc studio Pixpil đã chứng tỏ sự tài hoa, bay bướm của mình thông qua việc họ không chỉ vẽ một tựa game – mà họ kiến tạo nên cả một thế giới. Nói như vậy, là bởi vì Eastward ẩn tàng vô số những điểm lặt vặt mà thông thường sẽ bị bỏ qua khi các hãng game nhắm tới việc “vẽ cho đẹp là đủ”. Có thể nói đến cái nét duyên của hằng hà sa số các nhân vật trong game từ chính đến phụ. Tuy bị hạn chế bởi kích thước của phong cách tạo hình pixel-art, thế nhưng mỗi một con người trong Eastward đều được chăm chút làm riêng, và tựa hồ đều mang linh hồn của riêng họ. 

Điểm nhấn sáng tạo nhất nơi Eastward, đó chính là việc studio Pixpil đã chứng tỏ sự tài hoa, bay bướm của mình thông qua việc họ không chỉ vẽ một tựa game – mà họ kiến tạo nên cả một thế giới Từ nhóm những đứa trẻ bạn của Sam vẫn thường quây quần bên chiếc máy game thùng cũ rích bên ngoài tiệm tạp hóa, suốt ngày cãi cọ với nhau nhưng vẫn chan hòa tình bạn. Hay đến những người phu mỏ bạn đồng nghiệp với John, người thì ân cần quan tâm, người thì lười nhác trốn việc. Cho đến cả những NPC dọc đường “Đông Du Ký”, như cụ ông cụ bà thanh thản tận hưởng cuộc sống riêng, hay những người vô gia cư lang bạt nơi hẻm tối…

Trang chủ: https://go88.blog